Tất cả chúng ta đều quen thuộc với chất liệu thép không gỉ, cao cấp hơn có thể kể đến là vàng và bạch kim. Nhưng vài năm trở lại đây, một số thương hiệu đồng hồ nổi tiếng trên thế giới đã sử dụng chất liệu là Tantalum cho chế tác vỏ đồng hồ của mình. Vậy Tantalum là gì? Tantalum có phải là vật liệu tốt để tạo nên bộ vỏ chất lượng không?
Một kim loại đặc biệt: Tantalum
Tantalum là một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn, có ký hiệu là “Ta” và số nguyên tử bằng 73. Đây là một kim loại đặc biệt, được phát hiện vào năm 1802 ở Thụy Điển. Tantalum được đặt tên theo tên của Thần thoại Hy Lạp, con trai của Zeus và Pluto. Theo truyền thuyết, Tantalus uống hết nước trong ao và ăn hết quả trên cây. Điều này khiến các vị thần tức giận nên đã trừng phạt ông. Ngay cả động từ “tantalize” trong tiếng Anh cũng bắt nguồn từ Tantalus. Do đó, Tantalus cũng là tên gọi của kim loại Tantalum.
Tantalum có nguyên tử khối là 16,7 g/cm3 tương đương với trọng lượng của vàng 18K. Tuy nhiên, trong khi nhiệt độ nóng chảy của vàng là 1064 độ C thì Tantalum cần đến 3017 độ C thì mới có thể nóng chảy được. Điều này khiến cho việc khai thác kim loại này trở nên tốn kém hơn bao giờ hết, thậm chí nó còn tốn kém hơn cả quá trình chế tác. Không những vậy, độ cứng của Tantalum cũng cứng hơn rất nhiều so với các kim loại được sử dụng trong ngành công nghiệp sản xuất đồng hồ khác.
Thử tưởng tượng mà xem, khi đưa công cụ cắt mài ra để chế tạo bộ vỏ, hiếm có công cụ nào có thể sử dụng lại lần thứ 2! Điều này khiến cho công việc mài giũa nó trở nên vô cùng đắt đỏ. Anh chị em có biết Titanium nổi tiếng là “nhai” máy công cụ như thế nào không? Tantalum cũng vậy, thậm chí còn thậm tệ hơn. Tóm lại, những gì chúng ta thấy được ở đây là một kim loại độc nhất vô nhị và rất khó để chế tác.
Tantalum là một “quái vật”
Tại sao các thương hiệu đồng hồ nổi tiếng trên thế giới vẫn kiên trì sử dụng một loại kim loại rắc rối như vậy? Bởi lẽ, cuối cùng, bạn sẽ nhận được giá trị tương xứng với những nỗ lực mà mình đã bỏ ra. Tantalum sở hữu một màu xanh lam độc đáo ẩn bên dưới lớp xám bạc bóng bẩy.
Màu sắc này càng trở nên đặc biệt hơn khi anh chị em sẽ không thể nào tìm thấy bất kỳ một vật liệu chế tác vỏ đồng hồ nào khác sở hữu sắc màu này. Hơn nữa, Tantalum có khả năng chống ăn mòn đáng kinh ngạc và đặc tính không gây dị ứng, phù hợp với những người có làn da nhạy cảm.
Một bộ vỏ có trọng lượng cực nặng
Ấn tượng đầu tiên khi cầm trên tay chiếc đồng hồ sử dụng bộ vỏ bằng Tantalum là trọng lượng của nó. Tantalum là một kim loại rất đặc và nặng. Nó có thể không nặng như vàng hoặc bạch kim nhưng đồng hồ Tantalum có thể sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cổ tay của người đeo. Anh chị em sẽ không thể nào quên được rằng mình đang đeo nó. Đặc biệt, nếu đã quen với việc đeo đồng hồ bằng vỏ Titanium thì chiếc đồng hồ này thực sự không dành cho anh chị em.
Ứng dụng của Tantalum ngoài đồng hồ
Ngoài sản xuất đồng hồ, Tantalum còn được ứng dụng trong một số lĩnh vực khác. Tantalum được sử dụng trong các hợp kim khác nhau để thêm độ bền và độ dẻo cao, cũng như để tăng điểm nóng chảy của hợp kim.
Tantalum cũng được sử dụng để sản xuất các thiết bị phẫu thuật vì nó không bị ảnh hưởng bởi các chất trong cơ thể. Cuối cùng, các nhà sản xuất thủy tinh sử dụng Oxit Tantalum để chế tạo mặt kính đặc biệt có chỉ số khúc xạ cao. Loại kính này được sử dụng cho các vật dụng như ống kính máy ảnh.
Chiêm ngưỡng 5 mẫu đồng hồ vỏ Tantalum
Anh chị em hãy cùng SHOPDONGHO.com chiêm ngưỡng 5 mẫu đồng hồ sử dụng Tantalum làm vỏ đồng hồ nhé
Tóm lại, anh chị em đã sở hữu đồng hồ Tantalum nào không? Anh chị em nghĩ sao về vẻ ngoài độc đáo của nó? Hãy cho chúng tôi biết ở phần bình luận!
(Nguồn: horobox.com và fratellowatches.com)