Ngôi nhà Nhật Bản được tân trang thông qua câu chuyện ngẫu nhiên giữa kiến trúc sư với chủ nhà đã tạo nên một khối kiến trúc có cơ cấu hình thành được phân chia rõ ràng từng khu vực.
Kiến trúc sư đã nghiên cứu về cách bố trí của phần nền móng, sau đó cho rằng nó có thể mở rộng hoặc sửa sang lại bằng cách sử dụng trên phần nền hiện có như một yếu tố hỗ trợ kết cấu gỗ. Trong đó phần bố cục của các đối tượng cụ thể được dành riêng cho từng mục đích như nấu ăn, đọc sách hay khu vực chuyển đổi cảnh quan.
Mỗi không gian được hình thành bằng cách cố định mái nhà, tường giữa các nền móng. Theo quan điểm của kiến trúc sư nếu các phòng kết nối với nhau không hài hòa sẽ dẫn đến sự thay đổi về công năng theo năm tháng. Chính vì vậy, kiến trúc sư đã hướng đến ý tưởng xem không gian trong và ngoài như nhau.
Chất liệu chính sử dụng là bê tông và gỗ, cả hai đều có độ bền và sự khác biệt. Nếu phần kết cấu ngôi nhà bằng bê tông có thể kéo dài hàng trăm năm thì với gỗ có thể tồn tại hoặc phá dỡ vài năm.
Cầu thang bê tông nối tầng trệt với tầng lửng thiết kế đơn giản và tận dụng những khoảng trống âm trường vừa lưu trữ vừa trang trí.
Mỗi không gian tuy nhỏ nhưng lại tuân theo nguyên tắc vừa đủ, không dư thừa và chỉ giữ lại những gì cần thiết.