Thời xưa, khi con người chưa phát minh ra đồng hồ, các cụ ngày xưa thường hay dựa vào mặt trời để nhận biết thời gian. Vậy cách tính giờ của người xưa như nào? Cùng SHOPDONGHO.com tìm hiểu nhé.
Cách tính giờ của người xưa theo 12 con giáp
Theo niên lịch cổ, người Á Đông phân chia một ngày thành 12 canh giờ. Ứng theo 12 con giáp, mỗi một canh giờ bằng khoảng 2 giờ theo đồng hồ 24 giờ:
- Giờ Tý là từ 23 giờ đến 1 giờ sáng.
- Giờ Sửu là từ 1 giờ đến 3 giờ sáng.
- Giờ Dần là từ 3 giờ đến 5 giờ sáng.
- Giờ Mão là từ 5 giờ đến 7 giờ sáng.
- Giờ Thìn là từ 7 giờ đến 9 giờ sáng.
- Giờ Tỵ là từ 9 giờ đến 11 giờ sáng.
- Giờ Ngọ là từ 11 giờ đến 13 giờ trưa.
- Giờ Mùi là từ 13 giờ đến 15 giờ chiều.
- Giờ Thân là từ 15 giờ đến 17 giờ chiều.
- Giờ Dậu là từ 17 giờ đến 19 giờ tối.
- Giờ Tuất là từ 19 giờ đến 21 giờ tối.
- Giờ Hợi là từ 21 giờ đến 23 giờ tối khuya.
Theo danh sách liệt kê ở trên, bạn muốn biết giờ tý, giờ sửu, giờ dần, giờ mão, giờ thìn, giờ tỵ, giờ ngọ, giờ mùi, giờ thân, giờ dậu, giờ tuất, giờ hợi là mấy giờ, chính xác hơn là khoảng mấy giờ.
Cách tính giờ của người xưa theo 5 canh
Bên cạnh việc phân chia một ngày thành 12 con giáp thì các cụ còn phân chia thời gian trong ngày khác. Đó là cách phân chia thời gian trong ngày thành 5 canh.
- Canh 1 là từ 19 giờ đến 21 giờ tối.
- Canh 2 là từ 21 giờ đến 23 giờ đêm.
- Canh 3 là từ 23 giờ đến 1 giờ sáng.
- Canh 4 là từ 1 giờ đến 3 giờ sáng.
- Canh 5 là từ 3 giờ đến 5 giờ sáng.
Năm Canh được sử dụng để chỉ giờ về đêm. Và các giờ trong ngày được chia thành 6 Khắc
Cách tính giờ của người xưa theo 6 khắc
Ban ngày hay các giờ trời chưa về đêm. Được chia thành 6 Khắc phân biệt với Canh là các giờ về đêm.
- Khắc 1 là từ 5 giờ đến 7 giờ 20 sáng.
- Khắc 2 là từ 7 giờ 20 đến 9 giờ 40 sáng.
- Khắc 3 là từ 9 giờ 40 đến 12 giờ trưa.
- Khắc 4 là từ 12 giờ đến 14 giờ 20 đầu giờ chiều.
- Khắc 5 là từ 14 giờ 20 đến 16 giờ 40 chiều.
- Khắc 6 là từ 16 giờ 40 đến 19 giờ chiều tối.
Công cụ tính thời gian của người Á Đông xưa
Khuê biểu (dụng cụ đo bóng nắng)
Được tạo thành từ một thước đồng nằm ngang – “khuê” và một thanh đồng thẳng đứng – “biểu”. Đặt biểu vuông góc với “khuê”, để đo độ dài của bóng mặt trời. Như vậy, không những có thể đoán được thời gian, mà còn có thể dựa theo độ dài bóng ánh mặt trời buổi sáng để biết được tiết khí bốn mùa.
Nhật quỹ (đồng hồ mặt trời)
Nhật quỹ cũng gọi là “nhật quy”, là dụng cụ thông qua quan sát bóng ánh mặt trời để định thời gian. Được tạo thành từ một chiếc kim quỹ và đĩa bàn, trên đĩa khắc 24 khắc đều nhau, kim quỹ đặt vuông góc ở chính giữa đĩa bàn. Căn cứ theo bóng kim của kim quỹ chỉ vào các khắc, có thể biết được thời gian.
Lâu khắc (đồng hồ nước)
Đồng hồ nước là công cụ dựa vào lượng nước nhiều hay ít để phán đoán thời gian, có thể đo thời gian trong mọi thời tiết, vì vậy có thể bổ sung cho khiếm khuyết của nhật quỹ. Đây là công cụ đo thời gian được người Trung Hoa cổ xưa rất coi trọng.
Lâu khắc được chia làm hai bộ phận là bầu nhỏ nước và bầu hứng nước. Bầu nhỏ nước chia làm 2 đến 4 tầng, mỗi tầng đều có lỗ nhỏ, có thể nhỏ nước, nước nhỏ cuối cùng chảy vào bầu hứng nước, trong bầu hứng nước có mũi tên thẳng đứng, trên mũi tên có 100 khắc, mực nước từ từ dâng lên, hiện ra con số khắc để hiển thị thời gian.
Một ngày đêm 24 giờ đồng hồ chia làm 100 khắc, tương đương với 1440 phút hiện giờ. Có thể thấy là mỗi khắc sẽ tương ứng với 14,4 phút hiện nay.
Tuần trà, tuần hương
Cái gọi là “một tuần trà”, có nghĩa là thời gian để uống hết một tách trà, ước tính vào khoảng từ 10 đến 15 phút hiện nay, đương nhiên đây không phải là cách tính toán hoàn toàn chính xác. Còn “một tuần hương”, đại khái tương đương một giờ đồng hồ.