Quantcast
Channel: Vinhomes Grand Park - Khu Dân Cư Cao Cấp Cho Cuộc Sống Hiện Đại
Viewing all articles
Browse latest Browse all 2338

Kim Nung Xanh - Định nghĩa, Lịch sử và Ý nghĩa Văn hóa

$
0
0
Kim nung xanh, hay còn được biết đến như lớp kim tha hồ, là một kỹ thuật gia công truyền thống của Hàn Quốc. Với quá trình lịch sử kéo dài hàng trăm năm, kim nung xanh đã trở thành biểu tượng của vẻ đẹp và nghệ thuật Hàn Quốc. Kỹ thuật này tạo ra những mảng màu xanh lấp lánh trên bề mặt vật liệu như gốm, đồ sứ hay tranh. Ý nghĩa thẩm mỹ của kim nung xanh đã được truyền tải qua các tác phẩm nghệ thuật, góp phần làm tăng sự quý phái và của cải của vật phẩm.

Thép là loại chất liệu phổ biến trong chế tạo kim đồng hồ, trong đó có 2 màu là kim trắng và kim xanh. Kim nung xanh là một kỹ thuật cổ điển trong chế tạo đồng hồ truyền thống để xử lý các kim và ốc vít bằng thép, kim được làm xanh bằng nhiệt luôn đồng hành với quá trình chế tạo đồng hồ truyền thống. Chiếc đồng hồ đầu tiên trong lịch sử được cho là có một kim màu xanh duy nhất là đồng hồ Pomander. Màu sắc của kim nung xanh sẽ có nhiều sắc thái khác nhau khi nhìn ở góc độ khác nhau, đặc biệt khi nhìn ở góc chính diện và ánh sáng mạnh chiếu vuông góc thì kim nung xanh sẽ có màu đen. 

Chiếc đồng hồ Pomander có kim nung xanh đầu tiên trên thế giới

Trước đó lý do làm xanh một bộ phận của đồng hồ phần lớn là do chức năng. Khi công nghệ phát triển, mục đích của màu xanh nhiệt chuyển thành mục đích thẩm mỹ. Trong bài viết này, chúng ta tìm hiểu quá trình biến đổi này là lý do tại sao làm xanh kim thủ công vẫn là một nghề chế tác đồng hồ xa xỉ cho đến ngày nay.

Đồng Hồ Nam Longines Record L2.820.4.11.6 thiết kế kim nung xanh

Đồng Hồ Nam Longines Record L2.820.4.11.6
Đồng Hồ Nam Longines Record

NamAutomatic38.5mm

Lịch sử quá trình tạo nên kim nung xanh

Trong chế tạo đồng hồ truyền thống, nhuộm xanh phần lớn đồng nghĩa với luyện thép. Quá trình luyện thép được thực hiện sau quá trình tôi thép carbon, vì quá trình tôi luyện sẽ tạo ra một thành phần thép cứng, nhưng lại quá giòn đối và khó sử dụng cho một mục đích nào đó. Tiếp đến là quá trình ủ bao gồm làm nóng phần thép đến một nhiệt độ nhất định, duy trì trong một thời gian và sau đó làm mát. Nó sẽ làm giảm độ cứng trong khi tăng độ dẻo của thép, phần thép được nung ở nhiệt độ càng cao nó sẽ càng dẻo hơn và độ cứng thấp hơn.

Ngay từ thế kỷ 16, những người thợ thủ công đã sử dụng kỹ thuật nung nóng kim và ốc vít của đồng hồ bằng thép để tạo thành một lớp bảo vệ chống oxy hóa. Lớp oxy hóa mỏng này cung cấp cho bề mặt thép một mức độ chống ăn mòn nhất định. Ngoài ra, khi các kim và vít đạt đến một nhiệt độ nhất định, chúng sẽ trở nên tôi luyện, tức là ít giòn hơn và dễ uốn hơn, đồng thời tạo ra màu xanh da trời đậm tuyệt đẹp, lớp oxy hóa mang lại cho kim một màu xanh dương thực thông qua một hiện tượng vật lý gọi là "ánh kim".

Màu xanh của thép được tạo ra từ hiện tượng "ánh kim"

Các bước để chế tạo một chiếc kim nung xanh

- Bước 1: sử dụng thép để chế tạo thành các kiểu kim theo thiết kế.

- Bước 2: đặt kim lên các tấm nung.

- Bước 3: chiếc kim sẽ đổi màu theo nhiệt độ từ vàng, nau, tím đến màu xanh. Để đạt được một chiếc kim màu sẽ phải nung thép ở nhiệt độ 590 độ F.

- Bước 4: ngâm kim trong dung dịch chuyên dụng để bảo vệ màu cho kim trong quá trình làm nguội.

Đồng Hồ Nữ Longines PrimaLuna L8.109.0.87.6

Đồng Hồ Nữ Longines PrimaLuna L8.109.0.87.6
Đồng Hồ Nữ Longines PrimaLuna

NữQuartz23mm

Đọc thêm:

Những điều thú vị khi chế tác kim nung xanh

Trong luyện kim thông thường, để tránh thép quá cừng mà hóa giòn, người ta thường ram (temper) bằng cách nung thép đã tôi lên nhiệt độ 200 - 500 độ sau đó cho nguội từ từ để thay đổi cấu trúc vật liệu cũng như khử bớt ứng suất cơ học bên trong.

Khi ram ở nhiệt độ khác nhau, bề mặt thép sẽ tạo ra các màu khác nhau, thành một dải màu liên tục biến đổi. Để tạo ra được màu xanh sẽ phải nung thép trắng với độ min và màu sâu đồng đều, không phải màu xanh như ở kỹ thuật sơn mạ thông thường.

Quá trình chế tác kim nung xanh đòi hỏi mất rất nhiều thời gian và các công đoạn để hoàn thiện. Những người thợ làm ra kim nung phải có tay nghề cực kỳ cao, vì kỹ thuật quá khó và quá trình nung kim hoàn toàn bằng thủ công. Việc chế tạo ra được màu xanh quý giá đó còn đòi hỏi sự chính xác và thành thạo đến từng chi tiết, bởi khi thép được nung nóng ở mỗi nhiệt độ khác nhau sẽ cho ra các màu sắc khác nhau, lượng màu sắc lên đến gần 20 màu.

Nhiệm vụ của người thợ nung lúc này là cần phải căn chỉnh đúng nhiệt độ nhấc miếng thép ra khỏi tấm nung trước khi nó bị chuyển sang màu khác. Phần lớn đến 80% số kim nung xanh sau khi chế tác sẽ phải bỏ đi do màu kim không đều, chính vì thế mà kim nung xanh chỉ xuất hiện trên những chiếc đồng hồ cao cấp.

Tại sao lại là màu xanh?

Đối với quá trình tạo ra màu xanh nhiệt, màu xanh dương này không chỉ là một màu, nó còn cho ta biệt thép đã được tôi luyện ở nhiệt độ phù hợp.

Nhiệt độ cụ thể mà một bộ phận thép được tôi luyện tương ứng với sự cân bằng cụ thể về độ dẻo và độ cứng mà chức năng của bộ phận đó yêu cầu. Trong những năm đầu của ngành chế tạo đồng hồ, khi chưa có nhiệt kế chính xác thì việc đọc nhiệt đọ là một nhiệm vụ khó khăn, nên do đó quá trình chế tạo kim nung xanh đòi hỏi kĩ nghệ rất cao.

Khi tôi luyện thép carbon, một lớp oxit sẽ hình thành trên bề mặt thép. Tùy thuộc vào nhiệt độ mà thép được nung nóng, lớp oxit sẽ có độ dày nhất định dẫn tới một màu nhất định do hiện tượng giao thoa màng mỏng. Do màu sắc sẽ kết quả sinh ra trực tiếp từ nhiệt độ tôi luyện, do đó kiểm soát nhiệt độ có vai trò quan trọng nhất và đòi hỏi kĩ nghệ cao nhất từ người thợ đồng hồ. Màu xanh dương cho thấy phần thép đã được nung nóng đến nhiệt độ thích hợp và sẽ tạo ra các tính chất vật lý phù hợp. Lớp oxit cũng giúp chống ăn mòn, do đó khi tôi luyện hay còn gọi là làm xanh bằng nhiệt đã trở thành một kĩ thuật không thể thiếu trong ngành đồng hồ truyền thống.

Đồng Hồ Nam Longines Record L2.821.4.11.6

Đồng Hồ Nam Longines Record L2.821.4.11.6
Đồng Hồ Nam Longines Record

NamAutomatic40mm

Ý nghĩa của kim nung xanh ngày nay

Ngày nay khi công nghệ chống ăn món đã tiên tiến hơn nhiều so với thế kỷ 16, đồng hồ hiện nay dựa vào các phương pháp khác để cung cấp khả năng chống ăn mòn. Đối với kim màu xanh dương nó thường được làm ra thông qua quá trình mạ điện hoặc phun sơn. Vì vậy chỉ có các thương hiệu cao cấp, xa xỉ mới sử dụng cách làm kim nung xanh thủ công do các quy trình phức tạp để tạo ra thép xanh, cung như các yêu cầu khắc khe về độ nhạy cảm của người thợ thủ công đối với những khác biệt nhỏ về màu sắc cũng khiến những kim nung xanh làm thủ công trở thành một quy trình cực kỳ tốn kém. Do đó kim nung xanh chỉ được thiết kế và dành cho những dòng đồng hồ xa xỉ, cao cấp.

Đồng Hồ Nữ Longines Record L2.321.4.87.6

Đồng Hồ Nữ Longines Record L2.321.4.87.6
Longines Record Chronometer

NữAutomatic30mm

Đọc thêm:

Phân biệt kim nung xanh và kim sơn xanh

Đối với kim sơn thì màu sắc trên bộ kim không đồng nhất, ở rìa thường có màu sáng hơn so với mặt trong. Lý do tại vì trên một bộ kim, thường phần rìa là phần sắc mỏng hơn ở giữa, nên các lớp sơn ở rìa cũng sẽ mỏng hơn. So với kim nung xanh, thì khi ở ánh sạng mạnh chiếu vào nó có màu sáng hơn, còn kim nung thì màu sắc vẫn thay đổi theo điều kiện ánh sáng nhưng vẫn đồng nhất trên toàn bộ kim.

Đồng Hồ Nam Longines Heritage L2.781.4.13.2

Đồng Hồ Nam Longines Heritage L2.781.4.13.2
Đồng Hồ Nam Longines Heritage

NamAutomatic41mm


Viewing all articles
Browse latest Browse all 2338

Trending Articles