Quantcast
Channel: Vinhomes Grand Park - Khu Dân Cư Cao Cấp Cho Cuộc Sống Hiện Đại
Viewing all articles
Browse latest Browse all 2338

Tranh chấp đất xung quanh việc thừa kế

$
0
0

Câu hỏi từ bạn đọc CafeLand có nội dung:
Kính gởi Ban Biên Tập Tạp chí Cafeland, Hiện tôi có một số thắc mắc liên quan đến quyền thừa kế, rất mong nhận được tư vấn.

Năm 1993, bà ngoại tôi mất có để lại di chúc (di chúc đã mất bản chính, chỉ còn bản photo không có công chứng) phần đất hương hỏa 5.320m2 cho mẹ tôi.

Năm 1995, mẹ tôi mất. Đến năm 1998 dì tôi và ba tôi có làm giấy cam kết là tạm thời dì tôi sẽ quản lý phần đất hương hỏa cho đến khi anh em tôi đủ 18 tuổi sẽ giao lại. Phần đất này ba tôi vẫn đóng thuế bình thường.

Năm 2004, ba tôi đã làm thủ tục gom phần đất hương hỏa đó và phần đất của ba tôi và đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đầy đủ.

Hiện nay, chị tôi (con của dì tôi, dì mất năm 2010) đã nộp đơn lên tòa yêu cầu chia tài sản chung là 5.320m2 trong phần đất đã gộp chung ba tôi đã đứng tên.

Vậy luật sư cho tôi hỏi:

1. Chị tôi khởi kiện đòi chia tài sản như vậy có đúng luật không? Nếu không chúng tôi cần chuẩn bị những giấy tờ gì để chứng minh tài sản của mình là hợp pháp?

2. Tôi có thể lấy lại tờ cam kết bản chính đã nộp cho tòa án được không? Nếu không thì chúng tôi có thể nhờ người viết tờ cam kết, nhân chứng và người đóng dấu (chính quyền địa phương) xác nhận nội dung tờ cam kết đó có được không? Tất cả những người này đều vẫn còn sống. Hiện giấy tờ chúng tôi có bao gồm: - Di chúc bản photo của bà ngoại, không có công chứng. - Giấy chứng nhận kết hôn của ba và mẹ tôi. - Tờ cam kết bản sao (bản chính đã nộp cho tòa). - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp năm 2004.

Xin cảm ơn luật sư rất nhiều!

nghiahuy03@...

Luật sư Lê Văn Huyên – Công ty Luật TNHH Đất Luật trả lời:

Về mặt pháp lý, chị con dì của anh/chị có quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của chị ấy bị xâm phạm, tuy nhiên, việc giải quyết cụ thể sẽ phụ thuộc vào các quy định của pháp luật và chứng cứ, tài liệu cụ thể.

Theo quy định tại Điều 83 Bộ luật Tố tụng dân sự thì “Các tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận”. Nay di chúc của bà ngoại anh/chị chỉ còn bản photo thì bản photo này không có giá trị pháp lý để được xem là chứng cứ mà chỉ có tính chất tham khảo khi giải quyết vụ án.

Tuy nhiên, năm 1998 giữa dì và cha của anh/chị đã có văn bản cam kết liên quan đến việc sẽ giao lại đất cho anh/chị khi anh/chị đủ 18 tuổi. Bản gốc của văn bản này (đã được nộp cho tòa án) được xem là chứng cứ hợp pháp. Do đó, nếu nội dung của Bản cam kết này là rõ ràng (dựa trên cơ sở di chúc của bà ngoại anh/chị, nội dung cam kết việc gì anh/chị chỉ tạm thời quản lý và sẽ giao lại cho anh/chị …) thì cơ sở để anh/chị thắng kiện là rất lớn. Ngoài những giấy tờ anh/chị đề cập, anh/chị cũng có thể nộp các chứng cứ khác chứng minh quyền sử dụng đất cấp năm 2004 cho cha của anh/chị là hợp pháp như các biên lai thu tiền thuế sử dụng đất, tờ khai đăng ký quyền sử dụng đất, biên lai thu lệ phí trước bạ và các nghĩa vụ tài chính khác (nếu có) và những giấy tờ khác.

Về việc anh/chị cần xin lại bản chính giấy xác nhận đã nộp cho Tòa để sao y thì anh/chị cần liên hệ Tòa án để thực hiện. Tuy nhiên, anh/chị không cần phải nhờ những người làm chứng và người đóng dấu trước kia viết lại, mà có thể làm thủ tục để yêu cầu Tòa án triệu tập những người này với tư cách là người làm chứng để cho lời khai về thỏa thuận giữa dì và cha của anh/chị.


Viewing all articles
Browse latest Browse all 2338

Trending Articles